Quân chủ Malaysia
Quân chủ Malaysia

Quân chủ Malaysia

Chế độ quân chủ của Malaysia (tiếng Mã Lai: Negeri-Negeri Melayu) hay còn được hiểu là chế độ quân chủ lập hiến của Malaysia. Hệ thống chính trị của Malaysia dựa trên hệ thống Westminster với tính năng liên bang.Chín chính thể trong liên bang Malaysia có quyền lãnh đạo Malaysia theo hiến pháp. 9 chính thể đó được gọi chung là quốc gia Malay. Hiến pháp các tiểu quốc quy định ngôi vua phải là nam theo Hồi giáo và thuộc hoàng tộc. 7 chế độ quân chủ chuyên chế dựa theo quyền tập nam trưởng là Kedah, Kelantan, Johor, Perlis, Pahang, SelangorTerengganu. Tại Perak ngôi vua được chia cho 3 nhành hoàng gia khá lỏng lẻo anh chết em kế tục. Tại Negeri Sembilan, nhà vua được bầu chọn, nhà vua được bầu trong số thành viên là nam giới trong hoàng tộc theo hệ thống kế tục cha truyền con nối. Các tiểu quốc đều gọi nhà vua của mình là Sultan, ngoại trừ Perlis gọi là Raja và Negeri Sembilan là Yang di-Pertuan Besar.Cứ 5 năm hội nghị bầu Yang di-Pertuan Agong (quân vương liên bang, quốc vương Malaysia) được tổ chức hoặc khi khuyết Yang di-Pertuan Agong. Hội nghị đó được gọi là Hội nghị các vua (Majlis Raja Raja). Yang di-Pertuan Agong được bầu trong số các vua, hệ thống quân chủ Malaysia là hệ thống quân chủ được bầu[1][2].

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quần đảo Trường Sa